|
CỘNG
HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|||
Số:
317/PA-TCTK-XHMT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006 |
PHƯƠNG ÁN
KHẢO SÁT MỨC SỐNG HỘ GIA Đ̀NH NĂM 2006
(Ban hành kèm theo Quyết định số 308/QĐ-TCTK
ngày 5/4/2006
của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống
kê)
Khảo sát mức sống hộ gia đ́nh
2006 (KSMS 2006) nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh
giá mức sống, đánh giá t́nh trạng nghèo đói và phân
hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định
các chính sách, kế hoạch và các chương tŕnh mục tiêu
quốc gia của Đảng và Nhà nước nhằm không
ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước,
các vùng và các địa phương.
Ngoài ra, KSMS 2006 c̣n thu thập các thông tin phục
vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về
y tế, giáo dục, việc làm, cung cấp số liệu để
tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng và phục vụ
tính toán tài khoản quốc gia.
KSMS 2006 gồm những nội
dung chủ yếu phản ánh mức sống của các hộ
gia đ́nh trên cả nước và những điều kiện
kinh tế xă hội cơ bản của xă thuộc khu vực
nông thôn có tác động đến mức sống của
người dân nơi họ sinh sống. Các nội dung cụ
thể bao gồm:
2.1. Đối với hộ gia đ́nh
- Một số đặc điểm về
nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm:
Tuổi, giới tính, dân tộc, t́nh trạng hôn nhân.
- Thu nhập của hộ gia đ́nh, gồm:
Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền
công, tiền lương; hoạt động sản xuất
tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt
động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ
tự làm của hộ gia đ́nh; thu khác); thu nhập phân
theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.
- Chi tiêu hộ gia đ́nh: mức chi tiêu,
chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn,
mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá,
v.v… và chi khác).
- Tŕnh độ học vấn, tŕnh độ
chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ gia đ́nh.
- T́nh trạng ốm đau, bệnh tật
và sử dụng các dịch vụ y tế.
- T́nh trạng việc làm, thời gian làm việc.
- Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như
đồ dùng, điện, nước, điều kiện
vệ sinh.
- Tham gia chương tŕnh xoá đói giảm
nghèo, t́nh h́nh tín dụng.
Trong trường hợp có thêm nguồn
kinh phí sẽ tiến hành khảo sát thêm 2 nội dung giáo dục
và y tế mở rộng.
2.2. Đối với xă
- Một số t́nh h́nh chung về nhân khẩu,
dân tộc.
- Kết cấu hạ tầng, gồm: Hiện
trạng điện, đường, trường học,
trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước.
- T́nh trạng kinh tế, gồm: T́nh h́nh sản
xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và
nguyên nhân tăng giảm sản luợng các cây trồng chính,
các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất
như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc
làm phi nông nghiệp.
- Một số thông tin cơ bản về
trật tự an toàn xă hội.
III. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÁC BẢNG
DANH MỤC SỬ DỤNG TRONG KHẢO SÁT
3.1. Mẫu phiếu khảo sát
- Phiếu số 1A-PVH/KSMS06: Phiếu phỏng
vấn hộ (thu nhập).
- Phiếu số 1B-PVH/KSMS06: Phiếu phỏng
vấn hộ (thu nhập và chi tiêu).
- Phiếu số 2A-PVX/KSMS06:
Phiếu phỏng vấn xă.
- Phiếu số
2B-PVX/KSMS06: Phiếu phỏng vấn trường học
(thuộc nội dung mở rộng).
- Phiếu số 2C-PVX/KSMS06: Phiếu phỏng
vấn trạm y tế/ pḥng khám đa khoa khu vực (thuộc
nội dung mở rộng).
- Phiếu số 3A-KSCL/KSMS06: Bảng phân công
khối lượng công việc
- Phiếu số 3B-KSCL/KSMS06: Báo cáo giám sát tại
địa bàn.
- Phiếu số 3C-KSCL/KSMS06: Phiếu kiểm
tra bảng câu hỏi.
- Phiếu số 3D-KSCL/KSMS06: Phiếu dự
phỏng vấn hộ.
- Phiếu số 4-PT/KSMS06: Phiếu phúc tra
hộ.
- Mẫu số 5A-ĐCBC/KSMS06: Đề cương
báo cáo kế hoạch tập huấn và khảo sát thực địa.
- Mẫu số 5B-ĐCBC/KSMS06: Đề cương
báo cáo tiến độ khảo sát.
3.2. Các bảng danh mục sử dụng
trong khảo sát
- Bảng mă dân tộc (được in sẵn
trong phiếu khảo sát).
- Danh mục nghề nghiệp (mă 2 chữ
số được in sẵn trong phiếu khảo sát).
- Danh mục ngành kinh tế
quốc dân (mă 2 chữ số được in sẵn trong
phiếu khảo sát).
- Danh mục giáo dục, đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân (mă 2 chữ số được
in sẵn trong phiếu khảo sát).
- Bảng danh mục các đơn vị hành
chính (áp dụng bảng danh mục hành chính các đơn vị
Việt Nam 2004 được ban hành theo Quyết định
số: 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của Thủ tướng
Chính Phủ) và các đơn vị hành chính mới thành lập
đến 31/12/2005 (các đơn vị hành chính mới thành
lập được in sẵn trong sổ tay hướng
dẫn nghiệp vụ).
- Danh mục các nước và vùng lănh thổ
(được in sẵn trong phiếu khảo sát).
4.1. Đối tượng và đơn vị
khảo sát
Đối tượng khảo
sát gồm các hộ gia đ́nh, các thành viên hộ gia đ́nh
và các xă có các hộ gia đ́nh được khảo sát. Đơn
vị khảo sát gồm hộ gia đ́nh và xă được
chọn khảo sát.
4.2. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát bao gồm tất cả
các địa bàn, các xă được chọn thuộc 64 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
tắt là tỉnh/thành phố).
4.3. Thời điểm và thời gian khảo
sát
Thời điểm khảo sát gồm hai kỳ
vào tháng 5 và tháng 9 năm 2006. Thời gian thu thập thông tin
tại địa bàn mỗi kỳ kéo dài 1 tháng.
4.4. Mẫu khảo sát
Mẫu của KSMS 2006 được chọn
đại diện cho cả nước (trong đó: thành thị/nông
thôn), 8 vùng (trong đó: thành thị/nông thôn) và tỉnh, thành
phố. Mẫu này chọn từ mẫu chủ thiết kế
cho các cuộc KSMS giai đoạn 2000-2010 gồm 3.063 xă/phường,
mỗi xă/phường chọn 3 địa bàn của Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999.
Cỡ mẫu của KSMS 2006 gồm 45.945 hộ
được chọn từ 3.063 địa bàn của mẫu
chủ, chia làm 2 mẫu độc lập: mẫu thu nhập
gồm 36.756 hộ để thu thập các nội dung thông
tin đă nêu trên, trừ chi tiêu của hộ gia đ́nh, để
đánh giá mức sống ở cấp quốc gia, vùng và tỉnh/thành
phố; mẫu thu nhập chi tiêu gồm
9.189 hộ để thu thập đầy đủ các nội
dung thông tin đánh giá, phân tích mức sống một cách sâu
hơn ở cấp quốc gia và vùng.
Mẫu thu nhập và mẫu thu nhập chi
tiêu được phân bổ cho 2 thời điểm khảo
sát như sau:
Thời
gian |
|
Mẫu
khảo sát |
|
Mẫu
khảo sát thu nhập |
|
Cộng |
Tổng
số Chia ra: |
|
9.189 |
|
36.756 |
|
45.945 |
Tháng
5/2006 |
|
4.593 |
|
18.372 |
|
22.965 |
Tháng
9/2006 |
|
4.596 |
|
18.384 |
|
22.980 |
Vụ Thống kê Xă hội và Môi trường
phối hợp với các tỉnh/thành phố tiến hành
chọn mẫu theo các bước sau:
Bước 1: Chọn địa bàn
Các địa bàn của KSMS 2006 sẽ được
chọn theo cách luân phiên, cụ thể: chọn lại 50% số
địa bàn của KSMS 2004 (trong đó có một nửa số
địa bàn đă được khảo sát cả trong
KSMS 2002 và 2004 và nửa số địa bàn c̣n lại chỉ
được khảo sát trong KSMS 2004) và 50% số địa
bàn c̣n lại được chọn mới hoàn toàn từ
mẫu chủ, phần chưa được chọn vào mẫu
của KSMS 2002 và 2004 để khảo sát năm 2006.
Vụ Thống kê Xă hội
và Môi trường chịu trách nhiệm chọn và gửi
danh sách địa bàn đă chọn cho các Cục Thống kê
để rà soát và cập nhật, trong đó có gửi kèm cả
sơ đồ và bảng kê của Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở năm 1999 của các địa bàn mới.
Các Cục Thống kê tỉnh/thành phố có thể xem xét, đề
nghị điều chỉnh một số địa bàn
cho phù hợp hơn với các đặc điểm địa
lư, kinh tế, xă hội thực tế của địa phương,
nhưng số địa bàn đề nghị điều
chỉnh không vượt quá 5% tổng số địa bàn
của tỉnh/thành phố và phải được sự
đồng ư của TCTK (Vụ XHMT) trước khi tiến
hành khảo sát.
Bước 2: Chọn hộ
Cục Thống kê chọn
hộ khảo sát, cụ thể:
- Đối với những
địa bàn chọn lại từ KSMS 2004, chọn tất
cả 15 hộ, trong đó 12 hộ đă khảo sát thu nhập
(hộ thu nhập) năm 2004 để khảo sát thu nhập
cho KSMS 2006 và 3 hộ đă khảo sát thu nhập chi tiêu (hộ
thu nhập chi tiêu) năm 2004 để khảo sát thu nhập
chi tiêu cho KSMS 2006. Trong trường hợp có những hộ
đă được khảo sát năm 2002 hoặc 2004 nhưng
nay đă đi khỏi địa bàn th́ phải chọn hộ
dự bị thay thế để có đủ số lượng
12 hộ thu nhập và 3 hộ thu nhập chi tiêu ở mỗi
địa bàn khảo sát.
- Đối với những
địa bàn mới, chọn 20 hộ từ danh sách hộ
đă cập nhật của địa bàn. Từ 20 hộ
được chọn, chọn 15 hộ (12 hộ chính thức,
3 hộ dự pḥng) để khảo sát thu nhập; 5 hộ
c̣n lại (3 chính thức và 2 dự pḥng) để khảo
sát thu nhập chi tiêu.
Việc chọn hộ
khảo sát được thực hiện theo phương
pháp nêu trong Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ
KSMS 2006.
Cục Thống kê tỉnh/thành
phố sẽ chia đều số địa bàn được
phân bổ của từng khu vực thành thị/nông thôn và vùng
địa lư cho 2 kỳ khảo sát vào tháng 5 và tháng 9. Các xă
có địa bàn được chọn tiến hành phỏng
vấn hộ sẽ đồng thời tiến hành phỏng
vấn Phiếu phỏng vấn xă.
Danh sách địa bàn và
hộ được chọn sẽ được lưu
giữ tại 2 địa chỉ: Cục Thống kê tỉnh/thành
phố và Vụ Thống kê Xă hội và Môi trường để
phục vụ việc tổ chức thực hiện và
theo dơi, kiểm tra, giám sát.
4.5. Phương pháp thu thập số liệu
Cuộc khảo sát này sẽ
sử dụng hai loại phiếu phỏng vấn: Phiếu
phỏng vấn hộ gia đ́nh và Phiếu phỏng vấn
xă. Phiếu phỏng vấn hộ gia đ́nh sẽ gồm
hai loại: Phiếu phỏng vấn thu nhập chi tiêu (áp dụng
cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông
tin của nội dung khảo sát và Phiếu phỏng vấn
thu nhập (áp dụng cho mẫu thu nhập) gồm các thông
tin của nội dung khảo sát trừ các thông tin về
chi tiêu của hộ. Phiếu phỏng vấn được
thiết kế tương đối chi tiết giúp điều
tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ
sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa
các điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng
số liệu khảo sát.
KSMS 2006 áp dụng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến
hộ, gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ
có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu
phỏng vấn hộ gia đ́nh. Đội trưởng đội
khảo sát sẽ gặp lănh đạo xă và các cán bộ địa
phương có liên quan để phỏng vấn và ghi thông
tin vào phiếu phỏng vấn xă. Để bảo đảm
chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát
mức sống hộ gia đ́nh không chấp nhận phương
pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ
các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn.
V. TỔ CHỨC
CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CUỘC KHẢO SÁT
5.1. Tổ
chức chỉ đạo
5.1.1. Cấp trung ương
Vụ trưởng Vụ
Thống kê Xă hội và Môi trường chịu trách nhiệm
trước Lănh đạo Tổng cục về tổ chức
chỉ đạo toàn diện cuộc khảo sát. Thành lập
tổ chuyên viên để giúp công tác tổ chức, chỉ
đạo và thực hiện các công việc khảo sát gồm:
thiết kế phương án, biểu mẫu, biên soạn
sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn
nghiệp vụ cho các tỉnh/thành phố, kiểm tra giám sát
quá tŕnh tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên,
đội trưởng và công tác thu thập số liệu
tại địa bàn, nghiệm thu, kiểm tra làm sạch,
tổng hợp, phân tích và công bố kết quả khảo
sát.
Trong quá tŕnh thực hiện,
Vụ trưởng Vụ Thống kê Xă hội và Môi trường
sẽ phối hợp với các Vụ, các đơn vị
liên quan bố trí các chuyên viên đi địa phương để
kiểm tra, giám sát, giải quyết các vướng mắc
về nghiệp vụ nhằm bảo đảm cuộc
khảo sát được thực hiện đúng phương
án quy định.
5.1.2. Cấp tỉnh/thành phố
Cục trưởng Cục
Thống kê chịu trách nhiệm trước Lănh đạo
Tổng cục Thống kê về tổ chức, chỉ đạo
thực hiện toàn diện cuộc khảo sát trong phạm
vi địa phương ḿnh phụ trách, gồm tổ chức
lực lượng khảo sát, tập huấn nghiệp vụ,
triển khai thực hiện thu thập số liệu tại
địa bàn, kiểm tra, giám sát, phúc tra, nghiệm thu, nhập
tin, kiểm tra làm sạch, tổng hợp kết quả khảo
sát theo phương án quy định và chịu trách nhiệm
về chất lượng số liệu khảo sát.
Trong quá tŕnh thu thập
số liệu tại địa bàn, nhất là trong những
ngày đầu, các Cục Thống kê cần bố trí đủ
lực lượng cán bộ đi các huyện, quận để
kiểm tra, giám sát nhằm uốn nắn kịp thời các
sai sót của điều tra viên, giải quyết các vướng
mắc về quy tŕnh và nghiệp vụ khảo sát.
5.1.3. Cấp huyện/quận
Trưởng pḥng thống
kê huyện/quận chịu trách nhiệm chỉ đạo
việc triển khai thực hiện khảo sát tại các
xă/phường được chọn thuộc phạm vi
ḿnh phụ trách.
5.1.4. Cấp xă/phường
Lănh đạo xă/phường có địa bàn khảo sát
có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho đội khảo sát hoàn thành nhiệm vụ. Lănh
đạo xă/phường cần họp với các hộ được
chọn để quán triệt mục đích khảo sát và
động viên các hộ tích cực tham gia cung cấp thông
tin theo yêu cầu của cuộc khảo sát. Đối với
các xă vùng sâu, vùng xa, địa bàn gặp khó khăn cần
giao trách nhiệm cho tổ trưởng tổ dân phố,
trưởng thôn/ấp/bản trực tiếp đến
các hộ gia đ́nh được chọn để vận
động các hộ tích cực tham gia cuộc khảo sát.
Lănh đạo
xă có điểm khảo sát cần thống nhất với
đội trưởng về kế hoạch thu thập
những thông tin trong phiếu phỏng vấn xă. Những
thông tin liên quan đến nhiều người thuộc các
chuyên môn của xă theo dơi th́ lănh đạo xă cần mời
những người phụ trách tới họp, nêu rơ mục
đích, yêu cầu, nội dung và cung cấp thông tin cho đội
trưởng.
5.2. Tuyển chọn điều tra viên và đội
trưởng
Do cuộc khảo sát có
nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực của đời sống, xă hội, trong đó có các
lĩnh vực nhậy cảm nên điều tra viên và đội
trưởng phải có tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ,
có kinh nghiệm khai thác thông tin, có khả năng công tác quần
chúng, nhiệt t́nh và có sức khoẻ.
Tại mỗi huyện/quận
khảo sát cần thành lập 1 đội khảo sát gồm
2-3 điều tra viên và 1 đội trưởng. Đội
trưởng là lănh đạo hoặc chuyên viên có kinh nghiệm
của Pḥng Thống kê huyện, quận hoặc của Cục
Thống kê.
Nhiệm vụ của điều
tra viên là trực tiếp đến các hộ được
phân công để thu thập những thông tin cần thiết
ghi vào phiếu khảo sát.
Đội trưởng
có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công
việc khảo sát tại những địa bàn được
phân công; kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ phiếu khảo
sát do điều tra viên thực hiện; thu thập thông tin
ghi vào phiếu phỏng vấn xă.
5.3. Tập huấn nghiệp vụ
Tổ chức tập
huấn hai cấp:
5.3.1. Cấp
trung ương
Tổng cục
mở 2 lớp tập huấn nghiệp vụ khảo sát,
1 lớp cho các tỉnh phía Bắc và 1 lớp cho các tỉnh
phía Nam với thời gian mỗi lớp ít nhất 6 ngày,
trong đó có 1 ngày thực hành tại địa bàn. Thành phần
tham gia tập huấn gồm 1 lănh đạo Cục, 1 lănh
đạo pḥng và 1 chuyên viên của Pḥng Dân số Văn xă
của Cục Thống kê. Giảng viên gồm lănh đạo
và chuyên viên của Vụ Thống kê Xă hội và Môi trường.
Kết thúc mỗi lớp tập huấn có bài kiểm tra đánh
giá kiến thức của học viên và phương pháp
truyền đạt của giảng viên để rút kinh
nghiệm cho khoá tập huấn sau.
5.3.2. Cấp
tỉnh/thành phố
Mỗi Cục Thống
kê tỉnh/thành phố mở 1 lớp tập huấn nghiệp
vụ cho các cán bộ tham gia khảo sát ở địa phương,
gồm giám sát viên, lănh đạo pḥng thống kê huyện,
quận có điểm khảo sát, các đội trưởng
và điều tra viên. Thời gian tập huấn ít nhất
5 ngày, trong đó có 1 ngày thực hành tại địa bàn.
Giảng viên gồm các cán bộ đă tham gia tập huấn
cấp Trung ương.
Nội dung tập huấn
gồm quán triệt phương án khảo sát, kế hoạch
thực hiện tại địa phương, hướng
dẫn chọn mẫu hộ, kỹ năng giao tiếp, kỹ
thuật phỏng vấn và cách ghi chép thông tin vào các phiếu
phỏng vấn hộ gia đ́nh và xă.
Trong quá tŕnh tập huấn cần chú ư giới thiệu
rơ các khái niệm, phương pháp tính, phương pháp phỏng
vấn để thu thập thông tin; kỹ năng ghi chép
thông tin vào phiếu; cách kiểm tra logíc giữa các câu hỏi
và các phần trong phiếu khảo sát; cách kiểm tra đánh
giá chất lượng số liệu. Cần kết hợp
với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của
địa phương để giải thích và hướng
dẫn điều tra viên giải quyết các vướng
mắc thường gặp trong thực tế. Sau tập
huấn cần có bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận
thức của học viên và chỉ bố trí đi khảo
sát những học viên đạt yêu cầu qua tập huấn;
đồng thời đánh giá phương pháp truyền đạt
kiến thức của giảng viên để rút kinh nghiệm
cho khoá tập huấn sau.
Đặc biệt ở cả 2 cấp TƯ
và địa phương cần dành thời gian đáng kể
để thảo luận những điểm cần rút
kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện KSMS
2002 và 2004.
5.4. Tuyên truyền cho cuộc khảo sát
Tổng cục sẽ in thư gửi hộ
gia đ́nh tham gia khảo sát để động viên, làm rơ
mục đích và ích lợi của cuộc khảo sát nhằm
giúp hộ gia đ́nh xác định
được trách nhiệm và vinh dự, sẵn sàng phối
hợp và cung cấp thông tin chính xác cho điều tra
viên.
Đối với vùng đồng bằng
và những địa bàn có điều kiện thuận lợi
cần tổ chức họp các hộ gia đ́nh được
khảo sát tại xă/phường.
5.5. Triển khai thu thập số liệu
Các Cục Thống kê triển khai thu thập
số liệu tại địa bàn theo 2 kỳ tháng 5 và tháng
9 năm 2006.
Tại mỗi xă/phường có địa
bàn khảo sát, đội trưởng báo cáo và thống nhất
với lănh đạo xă/phường kế hoạch phỏng
vấn hộ gia đ́nh và thu thập những thông tin trong
phiếu phỏng vấn xă. Sau khi thống nhất, đội
trưởng và cán bộ thôn, ấp thông báo kế hoạch
này cho hộ để chủ hộ và các thành viên có liên
quan biết nhiều thông tin nhất trong hộ chủ động
sắp xếp công việc để có mặt ở nhà tiếp
điều tra viên. Kế hoạch này cần phải được
thông báo trước thời điểm điều tra viên đến
phỏng vấn khoảng 3-5 ngày.
Đội trưởng lập bảng phân
công khối lượng công việc cho từng điều
tra viên và báo cáo Cục Thống kê để bố trí kế
hoạch kiểm tra, giám sát ở địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch do đội
trưởng bố trí, điều tra viên phải trực
tiếp gặp chủ hộ và thành viên trong hộ để
phỏng vấn thu thập thông tin, tuyệt đối không
được sử dụng bất ḱ một tài liệu
sẵn có nào để thay thế cho phỏng vấn trực
tiếp.
Điều tra viên phải tuân thủ quy tŕnh
phỏng vấn hộ trong Sổ tay hướng dẫn
nghiệp vụ KSMS 2006.
Quy định từ khâu
thu thập thông tin đến khi hoàn thiện phiếu được
nghiệm thu, mỗi điều tra viên 2,5 ngày khảo sát
xong 1 hộ gia đ́nh đối với phiếu phỏng
vấn thu nhập chi tiêu và 1,5 ngày khảo sát xong 1 hộ
gia đ́nh đối với phiếu phỏng vấn thu nhập.
5.6. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra
Tổng cục và các Cục Thống kê thực
hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường
xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian tập
huấn, thu thập, tổng hợp số liệu khảo
sát.
Lực lượng giám sát, kiểm tra,
thanh tra ở Tổng cục gồm cán bộ của Vụ
XHMT, Thanh tra Tổng cục và các đơn vị liên quan khác.
Lực lượng giám sát, kiểm tra,
thanh tra ở địa phương là cán bộ của Pḥng
Dân số Văn xă, Thanh tra Thống kê và các pḥng liên quan khác.
Mục đích của công tác giám sát, kiểm
tra, thanh tra nhằm phát hiện và giải quyết tại
chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá
tŕnh khảo sát.
Nội dung kiểm tra, thanh tra gồm việc
tổ chức và thực hiện các quy tŕnh khảo sát, số
lượng (đủ hộ theo kế hoạch, đủ
phiếu, mục và các chỉ tiêu khảo sát) và chất lượng
(ghi đúng ḍng, cột, mă số, đơn vị tính, tính
toán số học; tính logic giữa các cột, ḍng, các chỉ
tiêu, quan hệ giữa các biểu, tính hợp lư khi đối
chiếu một số chỉ tiêu với thực tế địa
phương hoặc các tài liệu thống kê liên quan khác),
cách hỏi và ghi phiếu của từng điều tra viên,
chấp hành các thủ tục hành chính như báo cáo tiến độ
theo quy định, điền các mẫu phiếu kiểm
soát chất lượng, kiểm tra thực địa tại
địa bàn, công tác nhập tin, làm sạch số liệu.
Đội trưởng
chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các phiếu
khảo sát đă hoàn thành của đội ḿnh về nội
dung, phương pháp tính, tính logic, kiểm tra số học,
đối chiếu một số chỉ tiêu với thực
tế địa phương hoặc các tài liệu thống
kê liên quan khác, dự phỏng vấn của điều tra
viên để kiểm tra kỹ năng giao tiếp, việc
thu thập và ghi thông tin.
Đối với khâu
thu thập số liệu tại địa bàn, ở cả
hai cấp trung ương và địa phương đều
phải có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ
công tác giám sát, kiểm tra và cần tập trung vào tuần đầu
triển khai công tác này nhằm uốn nắn kịp thời
những sai sót của điều tra viên để tránh những
lỗi hệ thống.
5.7. Công tác phúc tra
Các Cục Thống kê tỉnh,
thành phố cần chọn ngẫu nhiên 10% số hộ đă
phỏng vấn để phúc tra nhằm đánh giá chất
lượng khảo sát. Để bảo đảm chất
lượng cao của phúc tra, Cục Thống kê tỉnh,
thành phố cần lựa chọn những cán bộ có kinh
nghiệm, nhiệt t́nh, nắm vững nghiệp vụ trực
tiếp tới hộ được chọn để phúc
tra. Có thể sử dụng điều tra viên đă thu thập
thông tin tại địa bàn được chọn làm cán
bộ phúc tra, nhưng không phân công những người này
phúc tra những hộ do chính họ đă khảo sát để
bảo đảm tính khách quan. Cán bộ phúc tra ngoài việc
thu thập các thông tin trực tiếp tại hộ gia đ́nh
c̣n có thể gặp gỡ cán bộ chủ chốt của
xă, phường (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch,
Trưởng thôn, ấp, cụm dân cư) để thu thập
một số thông tin liên quan đến công tác phúc tra. Khi làm
việc này, cán bộ phúc tra tuyệt đối không được
để lộ những thông tin của hộ khảo sát,
ngay cả đối với chính quyền địa phương.
Sau phúc tra các Cục Thống kê phải báo cáo kết quả
theo mẫu quy định về Tổng cục. (Xem hướng
dẫn công tác phúc tra trong Sổ tay hướng dẫn nghiệp
vụ KSMS 2006))
5.8. Nghiệm thu kết quả khảo sát
Pḥng Thống kê huyện/quận
nghiệm thu từng phiếu khảo sát do điều tra
viên thực hiện thuộc phạm vi pḥng phụ trách.
Cục Thống kê tỉnh/thành
phố nghiệm thu từng phiếu khảo sát của các
huyện/quận có điểm khảo sát.
Vụ Thống kê Xă hội
và Môi trường nghiệm thu phiếu khảo sát, kết
quả tổng hợp nhanh và bộ số liệu gốc
của tất cả các tỉnh, thành phố.
5.9. Xử lư, tổng hợp và công bố kết
quả khảo sát
Trung tâm Tin học thống
kê tại Hà Nội xây dựng, tập huấn sử dụng
và cung cấp cho các Cục Thống kê chương tŕnh nhập
tin 2 lần, chương tŕnh kiểm tra, chương tŕnh
tổng hợp nhanh và tổng hợp chính thức.
Các Cục Thống kê có
đủ điều kiện và năng lực sẽ thực
hiện việc nhập tin 2 lần, làm sạch và tổng
hợp số liệu của các hộ được khảo
sát theo đúng chương tŕnh và hướng dẫn của
Trung tâm Tin học thống kê để bảo đảm xử
lư, tổng hợp thống nhất.
Tất cả
các phiếu khảo sát sau khi được giám sát viên của
tỉnh/thành phố nghiệm thu đạt yêu cầu mới
được đưa vào nhập tin, làm sạch và tổng
hợp kết quả.
Cục Thống kê phân công
các cán bộ có nghiệp vụ nhập tin và có tinh thần
trách nhiệm để tham gia tập huấn nhập tin và
thực hiện nhập tin, đồng thời có các biện
pháp kiểm tra và giám sát nhằm giảm tối đa các sai
sót do khâu nhập tin. Khi chương tŕnh nhập tin và chương
tŕnh kiểm tra số liệu thông báo các khả năng có
thể có lỗi của số liệu, cán bộ nhập
tin và cán bộ nghiệp vụ phụ trách khảo sát mức
sống của Pḥng Dân số Văn xă phối hợp để
kiểm tra, xác minh kỹ với các đội khảo sát và
sửa lỗi nếu cần. Cán bộ nhập tin không được
tự xử lư các khả năng có thể có lỗi khi chưa
được cán bộ nghiệp vụ đồng ư. Việc
nhập tin và làm sạch số liệu cần được
hoàn thành trong ṿng 1 tháng sau khi kết thúc mỗi kỳ thu thập
số liệu tại địa bàn.
Sau khi kết thúc nhập tin và làm sạch số
liệu, các Cục Thống kê tỉnh/thành phố tổng
hợp nhanh kết quả khảo sát. Lănh đạo Cục
Thống kê duyệt và gửi kết quả tổng hợp
nhanh và biên bản kiểm tra số liệu sau khi nhập
tin về Vụ Thống kê Xă hội và Môi trường để
thẩm định. Việc tổng hợp và thẩm định
kết quả tổng hợp nhanh cần được
hoàn thành trong ṿng 1 tháng, trong đó tổng hợp nhanh trong
20 ngày và thẩm định kết quả tổng hợp
nhanh trong 10 ngày.
Sau khi kết quả tổng hợp nhanh được
thẩm định, các Cục Thống kê tiến hành tổng
hợp chính thức, đồng thời gửi số liệu
gốc đă nhập tin về Trung tâm Tin học thống kê
tại Hà Nội.
Trung tâm Tin học thống kê tại Hà Nội
chủ tŕ phối hợp của Vụ Thống kê Xă hội
và Môi trường tổng hợp số liệu cả nước.
Kết quả số liệu KSMS 2006 do Tổng
cục công bố sơ bộ vào tháng 6/2007 và chính thức vào
tháng 12/2007.
5.10. Chuyển giao tài liệu
Điều tra viên và đội khảo sát
chuyển giao tài liệu khảo sát (phiếu phỏng vấn
hộ và phiếu phỏng vấn xă) cho Pḥng Thống kê huyện/quận
trong ṿng 5 ngày sau khi kết thúc kỳ phỏng vấn.
Pḥng Thống kê huyện/quận chuyển
giao tài liệu khảo sát cho Cục Thống kê chậm nhất
là 12 ngày tính từ ngày kết thúc phỏng vấn tại địa
bàn.
Các Cục Thống kê gửi kết quả
tổng hợp nhanh về Vụ Thống kê Xă hội và Môi
trường vào ngày 20 tháng 7 và ngày 20 tháng 11/2006. Các Cục
Thống kê gửi số liệu gốc đă nhập tin đợt
1 về Trung tâm Tin học thống kê tại Hà Nội vào ngày
30/10/2006 và đợt 2 vào ngày 31/12/2006.
Các Cục Thống kê chịu trách nhiệm
bảo quản phiếu khảo sát cho đến khi Tổng
cục thông báo huỷ.
Tổng cục thông báo kinh phí được
phân bổ cho mỗi địa phương trên cơ sở
quy mô, tính chất phức tạp và điều kiện thực
tế về tổ chức chỉ đạo khảo sát.
Cục Thống kê bố trí sử dụng hợp lư và đúng
quy định để bảo đảm cuộc khảo
sát hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng
cao.
Kinh phí khảo sát để chi cho các khâu công
việc của cuộc khảo sát, gồm: chọn mẫu,
cập nhật mẫu khảo sát, chuẩn bị phương
án, biên soạn các tài liệu hướng dẫn khảo sát,
ghi chép thông tin, tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền,
tổ chức chỉ đạo, công tác kiểm tra, giám sát
khảo sát, thù lao cho điều tra viên, quà cho hộ khảo
sát, bồi dưỡng làm ngoài giờ cho cán bộ làm công tác
kiểm tra, phúc tra, sửa chữa, làm sạch phiếu khảo
sát, nhập tin, kiểm tra kết quả nhập tin, tổng
hợp nhanh, tổng hợp chính thức kết quả khảo
sát, kiểm tra kết quả tổng hợp, nghiệm thu,
viết báo cáo phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu
khảo sát.
VII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Từ tháng 8 đến 9/2005: Nghiên cứu
soạn thảo phương án, kế hoạch, phiếu khảo
sát, biểu tổng hợp nhanh, biểu tổng hợp chính
thức và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ,
tổng hợp các chỉ tiêu.
- Từ tháng 10/2005 đến tháng 2/2006 chuẩn
bị mẫu khảo sát.
- Cuối tháng 10 và tháng 11/2005: Khảo sát thử
tại một số tỉnh.
- Tháng 12/2005: Tŕnh duyệt phương án, kế
hoạch khảo sát và in tài liệu tập huấn trung ương.
- Cuối tháng 12/2005: In tài liệu khảo
sát và gửi các địa phương.
- Cuối tháng 4/2006: Trung ương tập
huấn nghiệp vụ cho các tỉnh/thành phố.
- Đầu tháng 5/2006 các địa phương
tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khảo sát và
chuẩn bị mọi việc cho khảo sát tại địa
bàn.
- Tháng 5-6 và tháng 9-10/2006: Thu thập thông tin
tại các địa bàn khảo sát.
- Từ tháng 5 đến tháng 12/2006: Trung ương
kiểm tra, nghiệm thu phiếu khảo sát tại địa
bàn và bộ số liệu gốc.
- Tháng 6-11/2006: Nhập tin và làm sạch số
liệu tại Cục Thống kê.
- Tháng 7-8/2006: Tổng hợp nhanh cho kỳ
thu thập tháng 5.
- Tháng 11-12/2006 Tổng hợp nhanh cho kỳ
thu thập tháng 9 và tổng hợp kết quả cho cả
2 kỳ.
- Năm 2007: Tổng hợp kết quả
chính thức tại Tổng cục Thống kê.
- Tháng 6/2007: Công bố kết quả sơ
bộ.
- Tháng 12/2007: Công bố kết quả chính
thức.
Tổng cục Thống kê yêu cầu Lănh đạo
các Cục Thống kê tỉnh/thành phố quan tâm chỉ đạo,
bảo đảm đúng nội dung, phương pháp và thời
gian quy định để cuộc KSMS 2006 đạt kết
quả tốt.
Nơi nhận: Lănh đạo Tổng cục; UBND tỉnh/thành phố; Cục Thống kê tỉnh/thành phố; Các Vụ, Viện, Văn pḥng TCTK; Pḥng Thư kư; Lưu Văn thư, Vụ XHMT, Vụ PPCĐ. |
TỔNG CỤC TRƯỞNG (§· kư) Lª M¹nh Hïng |